Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

Giá trị của lương cảm xúc trong cuộc đua giữ chân người tài.

 Nhiều người lầm tưởng rằng tiền là yếu tố quan trọng hàng đầu để các ứng viên lựa chọn công việc. Tuy nhiên,trong cuộc sống hiện đại mới, vật chất chưa phải là yếu tố tiên quyết để người lao động quan tâm trong cuộc phỏng vấn còn là giá trị tinh thần họ nhận được. Vì vậy, các doanh nghiệp đã dần chú trọng đến “lương cảm xúc” như một cách thu hút và giữ chân nhân tài. Liệu rằng, “lương cảm xúc” sẽ nâng cao được giá trị hạnh phúc dành cho nhân viên hay còn mặt lợi nào khác? 

>>> Xem thêm: Giữ Chân Nhân Tài Khó Hơn Trong Thời Đại Số

I. Lương cảm xúc là gì?

Lương cảm xúc là một phần nằm trong gói chi lương của doanh nghiệp, nhằm bổ sung thêm giá trị cảm xúc và mang lại lợi ích tinh thần cao hơn cho nhân viên khi ký hợp đồng lao động. Thông thường, lương cảm xúc được cung cấp bằng hình thức tặng hiện vật hoặc các gói ưu đãi.

Thực ra, “lương cảm xúc” không phải là một khái niệm quá mới mẻ, nó là thành tố khá quen thuộc chỉ các giá trị về mặt tinh thần trong doanh nghiệp nhưng đến nay mới có một tên gọi cụ thể và phù hợp nhất. Mức lương cảm xúc thường được xây dựng dựa trên các yếu tố:

- Khả năng phát triển của nhân viên và sự nghiệp công ty.

- Các phương pháp hỗ trợ ngoài vật chất dành cho nhân viên và hiệu quả mang lại. 

- Phúc lợi chăm sóc sức khỏe trong doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: Chế Độ Phúc Lợi Linh Hoạt Dành Cho Gen Z

II. Các lợi ích của lương cảm xúc

Có thể thấy, “Lương cảm xúc” thực chất là một phần tài chính nằm trong quỹ lương dưới hình thức giá trị tinh thần dành cho nhân viên. Thế nhưng, khi áp dụng triệt để và đánh vào tâm lý người lao động, nó sẽ mang lại ý nghĩa, hiệu quả thiết thực:

- Tạo tâm lý thoải mái cho đội ngũ nhân viên: Khi được doanh nghiệp trả mức lương xứng đáng cả về vật chất lẫn tinh thần, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, có động lực làm việc. Từ đó, hiệu quả và năng suất lao động sẽ tăng cao.

- Cân bằng công việc: Các giá trị tinh thần từ “lương cảm xúc” như chăm sóc sức khỏe, chế độ dành cho con nhỏ sẽ giúp họ tập trung làm việc và không còn phải quá bận tâm, lén lút cắt xén thời gian về với gia đình.

- Cơ hội để phát triển cá nhân và doanh nghiệp: Việc đào tạo, tổ chức các khóa học miễn phí giúp nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn và tất nhiên kết quả mang lại rất lớn. 

“Lương cảm xúc” đâu chỉ là giá trị hạnh phúc dành cho nhân viên. Ở đó, doanh nghiệp còn nhận lại hàng ngàn lợi ích từ kinh tế cho đến thương hiệu. Đây cũng là chiến lược lâu dài để thu hút và giữ chân người tài. Là nhà quản trị có tâm, tại sao bạn không thử áp dụng? 

Có thể bạn quan tâm:


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Tìm hiểu về lương cảm xúc trong doanh nghiệp

Lương cảm xúc không phải là tiền, nó thường được cung cấp thông qua các ưu đãi hoặc đồ vật. Lương cảm xúc có thể tạo nên sự khác biệt giữa việc thu hút ứng viên và giữ chân nhân viên.

Một mức lương cảm xúc có thể liên quan đến:

- Hỗ trợ cá nhân và hiệu quả làm việc

- Phát triển sự nghiệp

- Sức khoẻ tại nơi làm việc

Các loại lương cảm xúc điển hình thường được áp dụng trong doanh nghiệp

1. Chương trình chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch nghỉ hưu

Từng có lúc các lợi ích dành cho người lao động dạng này được xem là tiêu chuẩn tại hầu hết công ty và tổ chức. Nhưng thời gian đang thay đổi dần mọi thứ, hiện tại nó được xem là quyền lợi “thiết kế sẵn” như một phần trong gói lương cảm xúc. Các lợi ích và sự hỗ trợ về chế độ thai sản cũng rất quan trọng, đặc biệt là ở những địa phương chưa đủ điều kiện để hỗ trợ mạnh mẽ cho nữ nhân viên.

>>> Xem thêm: Giữ Chân Nhân Tài Khó Hơn Trong Thời Đại Số

>>>> Xem thêm: Chế Độ Phúc Lợi Linh Hoạt Dành Cho Gen Z

2. Chế độ làm việc linh hoạt hoặc từ xa

Với những thách thức của đời sống công sở bận rộn, quyền được làm việc từ xa hoặc linh động là hai trong số những yếu tố được tìm kiếm nhiều nhất trong gói lương cảm xúc. Hoặc một kiểu đặc quyền đơn giản như được kết thúc giờ làm sớm hơn hay đến phòng gym tập thể dục cũng được đánh giá cao. Quan trọng là các công ty phải chủ động cung cấp các phúc lợi này trước. Nếu không thì dù miễn cưỡng, phụ nữ vẫn thường hỏi vì sợ chúng bị loại khỏi gói chi lương, nhưng điều đó làm họ giảm mất đi sự thoải mái.

3. Hỗ trợ phát triển cá nhân

Mục tiêu học tập suốt đời ngày càng trở nên quan trọng. Các nhà tuyển dụng cần đi trước một bước trong cuộc chơi, tạo ra những nỗ lực tài chính tốt nhất cho nhân viên về mặt này. Công ty có thể chủ động tạo ra các khoá huấn luyện, chương trình đào tạo nâng cao về chuyên môn, tổ chức các buổi chia sẻ về kỹ năng có thể chuyển đổi… cho nhân viên có cơ hội nâng cao năng lực bản thân và phát triển sự nghiệp lên tầm cao hơn.

4. Chế độ chăm sóc con tại chỗ hoặc trợ cấp cho trẻ

Trong bối cảnh làm việc bận rộn hiện nay, mối quan tâm về chăm sóc con cái luôn là bận tâm hàng đầu của người lao động. Vì vậy, khi doanh nghiệp đưa ra các khoản trợ cấp hay chế độ hỗ trợ con em nhân viên sẽ được đánh giá rất cao. 

5. Tiện nghi giải trí hoặc quyền lợi hội viên

Nhu cầu về các phúc lợi giải trí cũng là yếu tố ưu tiên 

Nhu cầu giải trí, thư giãn hoặc chăm sóc cá nhân là ưu tiên khá cao trong danh sách quyền lợi dành cho nhân viên của nhiều quản lý điều hành. Việc xây dựng không gian giải trí, hoặc phòng tập thể dục, câu lạc bộ thể thao… cho nhân viên thực sự có thể tạo nên sự khác biệt. Dù có thể không cần thoả thuận trước, nhưng việc cung cấp một vài giờ học thiền, tặng phiếu tập gym hay vé xem phim là quyết định mang đến những cảm xúc rất tốt cho nhân viên. Khi được quan tâm và thấu hiểu như vậy, bạn hẳn sẽ đánh giá rất cao và muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.

>>> Xem thêm: Quy Tắc Giữ Chân Nhân Tài: Lương – Thưởng – Vinh Danh

6. Nghỉ cuối tuần và các ngày phép bổ sung

Tất nhiên mọi doanh nghiệp lẫn tổ chức đều muốn nhân viên của họ làm việc chăm chỉ. Vì thế, cho nhân viên nghỉ làm nhiều hơn có vẻ rất mâu thuẫn. Nhưng các nhà tuyển dụng nên nhận ra lợi ích của việc cho nhân viên được nghỉ phép dài ngày hoặc ngày nghỉ bổ sung. Khi nhân viên quá căng thẳng, mệt mỏi họ sẽ dễ rơi vào tình trạng kiệt sức, chán nản và giảm hiệu suất. Được nghỉ ngơi đúng cách, bạn sẽ nạp lại đủ năng lượng và làm việc tốt nhất.

7. Xe công ty phục vụ công tác

Công ty chịu trách nhiệm chuẩn bị phương tiện đi công tác, áp dụng phụ cấp xăng xe hoặc cấp xe công ty cho cá nhân tuỳ nghi sử dụng cũng là một dạng lương cảm xúc thường thấy. Đây có thể coi là thành phần quan trọng nhất trong gói lương cảm xúc, đặc biệt nó có thể bao gồm bảo hiểm xe cộ, phí bảo trì và tiếp nhiên liệu.

8. Các dịch vụ hỗ trợ

Ở mức độ cao hơn, các công ty chuyên nghiệp và quy mô lớn, có thể tạo ra dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc nhân viên. Đó có thể là việc gọi nước uống, đặt giúp suất ăn trưa, dịch vụ giao hàng/thuê xe, hỗ trợ tư vấn pháp lý, đầu mối thông tin liên lạc với các cơ quan, trung tâm… Đầu tư các thiết bị, máy móc cần thiết cho công việc, đồng thời trang bị thêm các công cụ giúp quản lý lịch làm việc cũng là sự hỗ trợ thích đáng.

Có thể bạn quan tâm:


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

06 Loại Thông Điệp Tuyên Dương Trong Doanh Nghiệp

 


Việc nhìn nhận sự cống hiến của nhân viên là điều mà doanh nghiệp cần chú trọng. Mỗi nhân viên là một mắc xích trong công cuộc phát triển toàn diện của doanh nghiệp. Do đó, họ xứng đáng được nhận lời tuyên dương và khen thưởng về nhũng đóng góp mà họ mang lại.

Và sau đây là những lạo thông điệp tuyên dương ( 6 loại thông điệp tuyên dương) mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

1. Tuyên Dương

Khi nhân viên cống hiến trong thời gian dài cho doanh nghiệp, bên cạnh các phần thưởng họ cần một sự vinh danh trước tập thể để được công nhận sự cống hiến đó trước toàn bộ mọi người. Việc tuyên dương nhân viên xuất sắc trước tập thể một cách trang trọng sẽ mang lại cảm giác tự hào, xứng đáng với nổ lực và công sức nhân viên đã bỏ ra.

Khen tặng - cảm ơn đồng nghiệp vì được giúp đỡ, hỗ trợ theo Bộ hành vi/giá trị cốt lõi

2. Cảm ơn chân thành

Một vài lời cảm ơn chân thành đến từ lãnh đạo sẽ khiến nhân viên rất đỗi vui mừng. Họ cảm thấy công sức, thành quả làm việc được trân trọng và đánh giá. Đôi khi không cần nhiều chỉ đơn giản là một vài lời cảm ơn từ lãnh đạo thôi. Cũng có thể là một phần thưởng không gì sánh bằng. Dù là thành tích gì, mức độ nào, thì nhân viên cũng đã cố gắng hết sức cho công việc. Đôi lời cảm ơn từ lãnh đạo là đều cần thiết. Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng là một nhà lãnh đạo biết cảm thông với nhân viên. Hãy cảm ơn vì nỗ lực, vì đam mê và lòng nhiệt huyết với công việc của nhân viên.

3. Thư, thiệp và lời nhắn

Những mẫu thư giấy, mẫu tuyên dương viết tay là các phương pháp truyền thống vừa tiết kiệm mà thể hiện được sự chân thành của doanh nghiệp đến với nhân viên. Những lời khen, động việc kèm ghi chú cảm ơn có thể kiến bạn hào hứng làm việc cả ngày.

4. Nhắn gửi

Những lời nhắn gửi ẩn danh thông qua gửi thông điệp đến bộ phận nhân sự. Để bộ phận Nhân sự thiết kế các chương trình Radio yêu thương.

5. Góp ý

Góp ý những hành vi không đúng giá trị cốt lõi, cùng thay đổi, hướng đến tập thể tiến bộ từ cá nhân đến doanh nghiệp.

6. Đề Xuất

Đề xuất những cải tiến, sáng tạo, đổi mới để tạo ra nhiều giá trị lợi ích cho nhân viên và công ty.

Bài viết tham khảo

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Nhu Cầu Cảm Xúc Của Nhân Viên Hiện Nay

 


Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của người lao động. Bên cạnh việc đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ thì tác động vào tinh thần của người lao động, tạo cho họ niềm tin vào doanh nghiệp bằng sự gần gũi tìm hiểu, chia sẻ thông tin, ngợi khen hay cảm ơn khi cần thiết là cách mà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tiến hành.

Ngày nay, cả nhân viên và doanh nghiệp đều hy vọng có một mối quan hệ tốt đẹp khi hợp tác làm việc. Nhân viên không chỉ quan tâm đến mức lương chi trả bằng tiền mà bên cạnh đó còn là những quyền lợi vô hình cùng với sự đáp ứng về nhu cầu cảm xúc cho họ. Các loại lương cảm xúc cần được xem xét một cách nghiêm túc để đem đến một hành trình nhân viên tuyệt vời.

01. Nhu cầu cảm xúc của nhân viên trong tương lai

Nói đến nhu cầu cảm xúc của nhân viên là thể hiện mong muốn của họ về môi trường làm việc và được gọi là “lương cảm xúc”.

Điều này không có nghĩa công ty phải trả lương cao mà nên chủ động cam kết tạo ra một môi trường làm việc tập trung vào trải nghiệm của nhân viên. “Lương cảm xúc” cần được xem xét thông qua sự ảnh hưởng của công việc tới đời sống nhân viên.

Do đó ngay bây giờ và trong tương lai doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa đáp ứng “lương cảm xúc”. Đối với mỗi bước trong hành trình nhân viên hãy xác định rõ ràng những mong muốn cần đạt được từ hai phía công ty và nhân viên. Qua đó doanh nghiệp càng có thể quản trị nhân sự một cách hiệu quả, tăng năng suất làm việc và đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cho công ty.

02. 5 loại lương cảm xúc phổ biến


Chương trình chăm sóc sức khoẻ

Đây được xem là loại “lương cảm xúc” phổ biến nhất mà hầu hết các công ty hiện nay đều áp dụng. Điều này cũng nằm một phần trong quy định bắt buộc.

Tuy nhiên, nếu chỉ chính sách khám sức khỏe định kỳ thì quá đỗi thông thường. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn tổ chức các gói chăm sóc cao cấp, khóa học về sức khỏe sinh sản cho người lao động… Điều này vừa giúp nhân viên bổ trợ kiến thức, vừa tạo cảm giác an tâm vì được doanh nghiệp chăm lo.

Chế độ làm việc linh hoạt hoặc từ xa

Với những thách thức của cuộc sống văn phòng bận rộn, quyền làm việc từ xa hoặc linh hoạt là hai trong những yếu tố được tìm kiếm nhiều nhất của lương cảm xúc. Hay một đặc quyền đơn giản là tan làm sớm hơn cũng được đánh giá cao. Điều quan trọng là các công ty phải chủ động đưa ra những lợi ích này trước. Nếu không, nhân viên thường sẽ hỏi nhưng điều đó khiến họ không thoải mái.

Hỗ trợ phát triển cá nhân

Nỗ lực để đầu tư nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ nhân viên là một cách làm hết sức thông minh. Lộ trình học tập, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, khóa học huấn luyện… sẽ thu hút rất nhiều ứng viên có tinh thần học hỏi, hứa hẹn gắn bó lâu dài với công ty. Đây là loại “lương cảm xúc” tạo ra những giá trị lâu dài, kích thích sự cầu tiến của nhân viên.

Chế độ chăm sóc con tại chỗ hoặc trợ cấp cho trẻ

Với các công nhân viên đã lập gia đình, con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc phân bổ thời gian cho công việc và chăm sóc con cái một cách hoàn hảo không phải là điều dễ dàng, nhất là trong môi trường công việc bận rộn như hiện nay.

Thêm vào đó, chi phí giữ trẻ cộng với hiện trạng lạm dụng trẻ em hoặc trông trẻ thiếu trách nhiệm là những vấn đề thực sự căng thẳng. Điều đó khiến tất cả các bậc cha mẹ lo lắng.

Do vậy, khi một công ty đưa ra gói lương cảm xúc bao gồm phụ cấp/phần thưởng hoặc chương trình hỗ trợ con cái chắc chắn sẽ được đánh giá rất cao. Hãy tưởng tượng nhân viên có thể đưa con đến phòng vui chơi trẻ em của công ty trong trường hợp khẩn cấp hoặc vào cuối tuần để làm việc hiệu quả thì thực sự là một điều tuyệt vời.

Tiện nghi giải trí

Nhu cầu giải trí, thư giãn được xếp hạng khá cao trong danh sách các phúc lợi dành cho nhân viên. Việc xây dựng phòng giải trí hoặc phòng tập thể dục, câu lạc bộ,… cho nhân viên thực sự có thể tạo ra sự khác biệt.

Mặc dù có thể không cần thỏa thuận trước nhưng đây là yếu tố khơi gợi cảm xúc rất tốt, khi họ được quan tâm và thấu hiểu, họ sẽ trân trọng và muốn gắn bó lâu dài với công ty.

03. Đã đến lúc cần thay đổi quy chế lương, thưởng mới

Có nhiều ý kiến ​​khác nhau về động lực làm việc, nhưng điểm giống nhau cơ bản nhất là “ý chí, nỗ lực, say mê công việc, mong muốn và sẵn sàng phấn đấu của người lao động vì một mục tiêu hoặc kết quả cụ thể của công việc”. “Động lực làm việc thúc đẩy mọi người làm việc hăng say, giúp họ tăng sức mạnh tiềm ẩn bên trong, vượt qua thử thách và khó khăn, hoàn thành công việc một cách tối ưu.

Khi làm việc mà không bị ép buộc, trong một tâm thế thoải mái nhân viên có thể làm được nhiều hơn những gì cấp trên mong đợi. Đó chính là lý do mà các nhà lãnh đạo nên quan tâm đến nhu cầu cảm xúc của nhân viên ngay từ bây giờ và cải thiện trong tương lai.

Mỗi nhân viên trong công ty là một mắt xích góp phần vào sự phát triển của tổ chức. Những đóng góp dù lớn hay nhỏ đều đáng được ghi nhận và khen ngợi. Với sự bùng nổ trong thời đại số như ngày nay, không chỉ phần thưởng bằng tiền mới tạo động lực cho nhân viên mà các công ty có thể thay đổi quy chế lương, thưởng mới, phát triển các công cụ riêng, điển hình như Ví thưởng nhân viên.

Bài Viết Tham Khảo:


Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Thế hệ millennials là gì?

Thê hệ millenials ( thế hệ gen Y), đây là khái niệm dùng để chỉ các đối tượng sinh từ năm 1980 đến 2000. Đây là lực lượng lao động chủ đạo của hiện tại, họ là các đối tượng lớn lên cùng các phương tiện truyền thông như forum, blog, facebook….

Sở dĩ nhóm người này được ưu ái một cái tên riêng như vậy bởi Millennials được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ và các phương tiện truyền thông xã hội. Họ chủ yếu sử dụng truyền thông xã hội để kết nối với nhau và cách làm việc của họ cũng có phần nào khác so với các nhóm người khác.

>>> Xem thên: Xây dựng bảng thành tích hiệu quả cho doanh nghiệp

Một số đặc điểm của thế hệ Millennials

Về cách thức giao tiếp:

  • 51% giao tiếp với người khác bằng cách nói chuyện trực tiếp
  • 19% qua email
  • 14% qua tin nhắn

Đa số Millennials nghĩ rằng việc có giờ làm linh hoạt sẽ hiệu quả hơn việc làm trong một thời gian cố định. Họ có thói quen thường xuyên check email sau giờ làm việc.

>>> Xem thêm: Hệ thống quản lý tuyên dương nhân viên bằng phần mềm

Nhiều người cho rằng Millennials có đạo đức nghề nghiệp kém so với các nhóm khác. Tuy nhiên 50% Millennials cho rằng họ làm việc kém hiệu quả là do tuổi tác của họ chưa được chuẩn bị cho công việc đầu tiên và họ cần củng cố khuôn khổ của riêng mình. Họ đồng ý rằng điều này có thể cải thiện được bằng cách bớt sử dụng mạng xã hội trong lúc làm việc.

Millennial là một thế hệ có nhiều mong muốn như sự cân bằng hơn, lối sống lành mạnh, và họ muốn được có thêm nhiều thông tin về công ty, sản phẩm và tập quán kinh doanh. Họ cũng mong đợi sản phẩm có thể phục vụ nhiều hơn cho họ và cho cộng đồng của họ. Họ nổi trội trong một thế giới có nhịp độ nhanh đòi hỏi một lối sống luôn vận động. Họ coi trọng, thậm chí yêu cầu sự kết nối, tính thuận tiện, và các tùy chọn cho phép họ được kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm: 


Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Chiến lược giữ chân người tài trong quản trị nhân sự

 Khi nền kinh tế dần khôi phục sau đại dịch Covid-19, nhiều cơ hội mở ra và sức cạnh tranh về nhân sự càng gay gắt. Vì vậy, việc giữu chân người tài tại các doanh nghiệp càng trở nên khó khăn. Dưới đây là 7 gợi ý giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài hiệu quả hơn. 

1. Tuyển đúng người, đúng mục tiêu

Khi tuyển dụng, bất kỳ nhân viên nào đều có cam kết gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cần chú trọng đến những nhân sự quan tâm đến việc phát triển kỹ năng và nghề nghiệp hơn là các các nhân có động lực đơn thuần là tiền bạc hay chức vụ. Việc đưa rõ các kỳ vọng khi tuyển dụng là một cách để tạo niềm tin và gắng kết nhân viên với doanh nghiệp. 

2. Có hệ thống đánh giá hiệu quả công việc rõ ràng minh bạch

Khi có hệ thống đánh giá, nhân viên dễ dàng biết được mình đạt kết quả như thế nào, đang ở đâu so với kỳ vọng mình đặt ra. Còn nhà quản lý sẽ dễ dàng trong việc đưa ra các quyết định khen thưởng, kỹ luật, tuyên dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Và đây là chìa khóa quan trọng giữ chân nhân viên. 

>>> Xem thêm: Xây dựng bảng thành tích hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Theo dõi quá trình thay đổi nhân sự của cùng vị trí và sự hài lòng của nhân viên. 

Việc theo dõi cho phép biết được vấn đề nằm ở đâu nhằm giải quyết chúng. Xây dựng những mẫu khảo sát sự hài lòng của nhân viên và tiến hành các hành động cụ thể để cải thiện chúng sẽ giảm tỷ lệ thay người. 

4. Lãnh đạo giao tiếp tốt với nhân viên

Giao tiếp được đánh giá tốt khi lãnh đạo công ty và tập thể nhân viên được thẳng thắn cởi mở và trình bày suy nghĩ của mình. Thông thường đa số nhân viên không bỏ đi vì công ty mà vì người quản lý của mình. Đào tạo những nhà quản lý giỏi giao tiếp là một trong những chiếc lược giữ người hiệu quả nhất.

5. Trao cơ hội cho nhân viên

Một con đường rõ ràng với những mục tiêu thăng tiến rõ ràng sẽ là động lực tốt nhất cho nhân viên gắn bó lâu lài với công ty. Đây cũng là là dịp để công ty thực hiện cam kết phát triển tiềm năng cho nhân viên, điều có lợi cho cả công ty và cá nhân. 

6. Tuyên dương và công nhận

Chính sách tuyên dương và khen thưởng đối với những cá nhân có nỗ lực xuất sắc trong công việc là nguồn động viên lớn của nhân viên. Việc khen thưởng cho những tấm gương tốt là cách để tạo ra văn hóa doanh nghiệp, khiến cho mọi người đều muốn trở thành tấm gương giống như vậy. 

>>> Xem thêm: Hệ thống quản lý tuyên dương nhân viên bằng phần mềm

7. Đa dạng hóa phúc lợi và điều kiện làm việc theo nhân viên

Việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức bởi vì như vậy công ty sẽ phải hiểu những nhu cầu đặc trưng của từng nhân viên hơn. Các cá nhân khác nhau muốn những thứ khác nhau. Vì vậy cung cấp 1 gói phúc lợi và điều kiện làm việc duy nhất cho tất cả ít nhiều gì cũng dẫn đến sự không hài lòng. Áp dụng giờ làm việc kinh hoạt hoặc nhiều gói phúc lợi khác nhau sẽ gia tăng hài lòng của nhân viên và củng cố lòng trung thành của họ.

Có thể bạn quan tâm: 


Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

CHÍNH SÁCH LƯƠNG THƯỞNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG

 


Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng quy chế lương, thưởng? Tầm quan trọng và các bước xây dựng quy chế tiền lương, thưởng trong bài viết sau đây.

1. Chính sách lương thưởng là gì?

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, tiền lương, thưởng và phụ cấp của người lao động là chi phí có tính thuế thu nhập doanh nghiệp, được quy định cụ thể trong Quy chế tiền lương, thưởng của doanh nghiệp.

Quy chế tiền lương, thưởng là văn bản do doanh nghiệp ban hành, quy định việc trả tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp. Cụ thể, văn bản này gồm các nội dung như sau:

  • Cách tính tiền lương
  • Hình thức tính lương
  • Thời hạn trả lương

2. Chính sách lương thưởng để đôi bên cùng có lợi

Tầm quan trọng của chính sách lương thưởng đối với người lao động và người sử dụng lao động không thể không đề cập đến. Chính sách lương thưởng phù hợp sẽ mang đến những lợi ích lâu dài và bền vững cho người sử dụng lao động. Còn đối với người lao động chính sách lương thưởng sẽ mang đến những thoải mái trong cuộc sống và động lực làm việc mạnh mẽ cho họ.


Đối với Doanh nghiệp

Quy chế lương, thưởng, phụ cấp rõ ràng, minh bạch đem lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp, cả về văn hóa, uy tín, hiệu quả công việc… Cụ thể như sau:

  • Tuân thủ quy định của pháp luật: Theo Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải công khai chế độ lương, thưởng. Như vậy, đây là một trong những văn bản quan trọng để tổ chức có thể hoạt động lâu dài và hợp pháp.
  • Góp phần xây dựng danh tiến, thương hiệu doanh nghiệp: Chính sách lương, thưởng và chế độ phúc lợi hấp dẫn không chỉ có ý nghĩa với các nhân viên hiện tại, mà còn có những nhân sự tiềm năng. Bởi danh tiếng và thương hiệu công ty sẽ vô cùng hữu ích trong việc thu hút  và giữ nhân tài.
  • Khuyến khích nhân viên phát triển năng lực bản thân: Tiền lương, thưởng là động lực để nhân sự hoàn thành công việc đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, đây cũng là lý do để người lao động chủ động học tập, phát triển kỹ năng để có mức thu nhập tốt hơn.
  • Gia tăng sự gắn bó của nhân viên: Bên cạnh ý nghĩa về tài chính, chế độ lương, thưởng còn là sự công nhận của doanh nghiệp với người lao động. Khi được công nhận xứng đáng, nhân viên tất nhiên sẽ gắn bó lâu dài với công ty.

Đối với người lao động

Theo thống kê trên trang web Vieclamvui, 90% nhân sự quan tâm đến lương, thưởng khi làm việc trong công ty. Cụ thể, tầm quan trọng của chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp với người lao động như sau:

  • Cân nhắc môi trường làm việc: Lương, thưởng giúp nhân sự đảm bảo cuộc sống và yên tâm công tác. Vì vậy, công ty cần đưa ra chính sách hợp lý để thu hút nhân tài.
  • Củng cố niềm tin: Việc công bố quy chế tiền lương, thưởng cho thấy công ty hoạt động minh bạch và phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này giúp người lao động hiểu cách tính lương và tin tưởng doanh nghiệp.
  • Củng cố tình đoàn kết giữa các nhân viên: Một tập thể càng đông thì càng dễ nảy sinh cảm xúc tiêu cực giữa mọi người. Một trong những lý do là vì bất mãn về lợi ích của bản thân với đồng nghiệp. Vậy nên, việc công bố quy chế tiền lương, thưởng là rất cần thiết, cũng như tránh những xung đột không cần thiết.
Bài viết tham khảo:




Giá trị của lương cảm xúc trong cuộc đua giữ chân người tài.

 Nhiều người lầm tưởng rằng tiền là yếu tố quan trọng hàng đầu để các ứng viên lựa chọn công việc. Tuy nhiên,trong cuộc sống hiện đại mới, v...